Thursday, May 30, 2013

Bán củ bình vôi

Củ bình vôi, còn gọi là “củ một”, “củ mối trôn”, “ngải tượng”, “tử nhiên”, “củ gà ấp”, “cà tom” (đồng bào Thổ); tên khoa học là Stephania rotunda Lour, họ Tiết dê (Menispermaceae).
Em nợ các mẹ ảnh ạ! Hôm nào em chụp ảnh rùi up lên sau em download tạm mấy cái trên mạng
Cây củ bình vôi là một loại dây leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 20kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá.
Cây bình vôi thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng sơn...
Cơ sở của mình chuyên thu gom các mặt hàng nông – lâm sản như: quế, hồi, củ bình vôi, sen khô, linh chi, đông trùng hạ thảo....Những mặt hàng này bên mình thường xuyên cung cấp cho các công ty dược và các cơ sở đông y cổ truyền nên các bạn yên tâm về chất lượng. Các mặt hàng như quế, hồi, linh chi thì bên mình chỉ bán buôn với số lượng lớn. Còn đông trùng hạ thảo, các bạn hãy liên hệ trực tiếp và đặt hàng vì số lượng bên mình sản xuất rất hạn chế phải đặt trước mới có. Mình đảm bảo với các bạn cơ sở của mình là nơi đầu tiên ở Việt Nam tạo ra được đông trùng hạ thảo, kể cả các Viện, trung tâm khoa học công nghệ cũng chưa tạo ra được nên số lượng rất hạn chế. 
Còn củ bình vôi, bên mình thu mua được của bà con dân tộc ở các tỉnh Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng...lúc nhàn rỗi thì lên núi khai thác củ bình vôi về bán cho bên mình. Nếu đặt số lượng lớn thì các bạn phải đặt hàng trước. Còn mua lẻ từ 20kg trở xuống thì mình có thể đáp ứng ngay.
Các bạn có nhu cầu mua thì liên hệ với mình theo địa chỉ: Khương Hạ - Thanh Xuân – Hà Nội. 
Điện thoại: 01655634567
Skype: vitduc309vfu
website:http://binhvoi.blogspot.com
[IMG]
Giá bán 1kg: 40.000 đ/kg (Mình chỉ bán củ tuơi thôi nhé), một củ ít nhất cũng 2-3kg (vì toàn củ lâu năm mà nên mới nặng vậy đó)
Bạn nào lấy 10kg trở lên thì giá: 35.000 đ/kg
Phí ship: 
+ Trong nội thành Hà Nội: Mình sẽ ship tận tay khách hàng với phí nhỏ nhất từ 10k-20k tùy địa điểm.
+ Các tỉnh khác: Các bạn chuyển tiền hàng và tiền ship vào tài khoản cho mình, rùi mình chuyển hàng ngay nhé. (chuyển xe khách đi các tỉnh nếu nhà các bạn gần bến xe hoặc tiện đường xe chạy qua)
Mọi thắc mắc các bạn có thể nhắn tin, gửi mail, gọi điện trực tiếp cho mình. Nếu gọi mình không bắt máy được các bạn có thể để lại tin nhắn nhé.
MỘT SỐ CÔNG DỤNG CỦA CỦ BÌNH VÔI
1. Loài cây một củ chữa dứt “căn bệnh của người giàu”?
“Sở trường” chữa Gút
[IMG]
Trước tiên phải chọn được củ lâu năm, ít nhất là củ có trọng lượng trên 2kg. Sau đó dùng dao thái mỏng củ phơi khô đem ngâm r*** hoặc sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi thang thuốc chỉ nên sắc lấy nước tối thiểu hai lần thì bỏ.
Các bạn có thể tham khảo trên một số trang web chuyên về củ bình vôi tại đây

Cách chữa bệnh gút bằng củ bình vôi

Loài cây một củ chữa dứt “căn bệnh của người giàu”?
“Sở trường” chữa Gút
Lang y Sự cho biết ngoài các bệnh thông thường, ông có khả năng chữa bệnh Gút “đảm bảo khiến mầm bệnh đứt tiệt”. Ông cho biết trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa Gút hoàn toàn bằng thảo dược đem lại hiệu quả cao, một trong những bài thuốc đó là dùng củ Một (có nơi gọi là củ Bình vôi vì có hình dáng giống chiếc bình vôi - PV) thái nhỏ sắc lấy nước uống. Ông hướng dẫn: “Điều trị bệnh Gút phải kết hợp cả trong lẫn ngoài. Vừa uống nước thuốc, vừa phải dùng củ tươi đã giã nát xoa bóp hoặc bó lên cơ thể đều đặn mỗi ngày, kiên trì điều trị trong vòng 3 tháng sẽ khỏi dứt bệnh”.
Theo lời khuyên của ông, trong suốt quá trình chữa trị Gút người bệnh đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống, tốt nhất là ăn nhiều rau quả, kiêng né những thức ăn giàu chất béo. Ông lang vườn giới thiệu tỉ mỉ hơn về cách thức sử dụng củ Một như sau: Trước tiên phải chọn được củ lâu năm, ít nhất là củ có trọng lượng trên 2kg. Sau đó dùng dao thái mỏng củ phơi khô đem ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi thang thuốc chỉ nên sắc lấy nước tối thiểu hai lần thì bỏ.
Thầy lang Sự cho hay thêm, đa phần cây củ Một được sử dụng ở hai dạng khô và tươi, rất dễ thực hiện nên bất kể ai cũng có thể tự chế lấy thuốc. Trong quá trình điều chế thuốc cần lưu ý đến nguyên tắc hạ thổ: “Hạ thổ tức sau khi sao khô thuốc bằng lửa phải rải thuốc ra nền đất đảo trộn để lá thuốc hấp thụ khí đất, hiệu quả sẽ tốt hơn gấp nhiều lần”.
Một số căn bệnh khác có thể điều trị bằng cây thuốc nam theo lời ông dẫn chứng như sau: “Lá cây Khôi tía, Khôi trắng đem sắc lấy nước uống dùng chữa bệnh đau gan, viêm đường ruột, đau dạ dày. Cây Gà vượt có tác dụng cầm máu rất tốt hay như vỏ cây Chuông ủ lên men chiết nước uống giúp sáng mắt, bổ phổi, mát gan”. Cách thức lên men vỏ cây Chuông theo hướng dẫn của ông cần tuân thủ các khâu sau: Cạo sạch lớp da ngoài của vỏ cây sau đó cho vỏ cây vào lu chứa nước sạch và hòa thêm nước đường. Ít nhất sau 3 đêm đem lọc nước uống mới hiệu nghiệm. Vỏ cây càng lâu năm tác dụng thuốc càng cao.
Cung cấp củ bình vôi ( củ ngãi tượng ) tự nhiên để chữa bệnh. Củ bình vôi có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh thường gặp như hạ huyết áp, an thần, mất ngủ...Đặc biệt có hiệu quả cao trong chữa bệnh gout. 


(Theo trang tin củ bình vôi)

Friday, May 24, 2013

Mộ số phương thuốc từ củ bình vôi

Còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, cà tom (Thổ).
Tên khoa học Stephania rotunda Lour.[Stephania glabra (Roxb.) Miers.]
Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.
Bình vôi hay củ bình vôi (Tuber Stephaniae rotundae) là phần thân phình ra thành củ của cây bình vôi Stephania rotunda Lour.
Cây củ bình vôi cho ta các vị thuốc:
1. Thân củ ( Tuber Stephaniae rotundae) thái mỏng phơi hay sấy khô.
2. Các hoạt chất, chủ yếu là chất rotundin.
Trước đây có người gọi nhầm cây này là “hà thủ ô” cho nên thuốc rotundin chế từ củ bình vôi có người lại đặt tên là “thuốc an thần hà thủ ô”. Cần tránh nhầm lẫn với cây hà thủ ô (xem vị này).
A. Mô tả cây
Cây củ bình vôi là một loại cây mọc leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 20kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở đất thì củ nhỏ hơn. Có người gọi là “củ gà ấp”. Hiện nay có người cho cây củ gà ấp là cây củ bình vôi mọc ở núi đất. Có người lại cho là cây củ gà ấp và cây củ bình vôi là hai cây thuộc hai loài khác hẳn nhau (cần chú ý kiểm tra lại). Từ thân củ mọc lên những thân màu xanh, nhỏ, mềm. Lá hình khiên, mọc so le, hình bầu dục hay hình tim hoặc tròn, đường kính 8-9cm, cuống lá dài 5- 8cm. Hoa nhỏ mọc thành tán. Hoa đực cái khác gốc. Hoa cái có cuống tán ngắn, còn hoa đực có cuống tán dài. Quả chín hình cầu màu đỏ, tươi, trong chứa một hạt hình móng ngựa.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây củ bình vôi thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá v.v. ... Nơi cao lạnh như Sapa (Lào Cai) cũng có. Tại những vùng núi đất có một cây hình dáng rất giống, nhưng củ nhỏ, thường chỉ bằng quả trứng vịt gọi là cây củ gà ấp. Không rõ có phải là cây củ bình vôi mọc ở những nơi núi đất hay không. Hiện chưa có dịp kiểm tra lại.
Củ bình vôi có thể thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng phơi khô rồi ngâm rượu hay sắc uống. Không phải chế gì khác.
Mộ số phương thuốc từ củ bình vôi

Từ củ bình vôi, ta có thể chế biến ra chất rotudin thô hay tinh khiết như sau: Thái hay xát củ bình vôi như ta xát nâu. Ép lấy nước, bã còn lại thêm nước vào, khuấy đều rồi lại ép nữa. Làm như vậy cho tới khi bã hết đắng (ancaloit ra hết). Nước ép để lắng, thêm nước vôi trong hoặc dung dịch cacbonat kiềm sẽ cho túa rotundin thô. Lọc hay gạn lấy phơi hoặc sấy khô. Như vậy ta sẽ được rôtundin thô vừa gọn, vừa dễ bảo quản và dễ vận chuyển, không như củ bình vôi vừa cồng kềnh, bảo quản khó, chuyên chở không kịp dể bị thối hỏng, tỷ lệ ancaloit hạ xuống. Từ rolundin thô, ta có thể chiết rotundin tinh khiết bằng cách dùng cồn hay dung dịch axit sunfuric 5 hay 10% nóng, lọc rồi kết tinh. Làm đi làm lại nhiều lần, theo nguyên tắc chung của chiết ancaloit, ta sẽ được rotundin tinh khiết.
C. Thành phần hoá học
Năm 1940, Bùi Đình Sang đã chiết từ củ bình vôi mọc ở Việt Nam các chất tinh bột, dường khử oxy, ax.it malic, men oxydaza và một ancaloit với tỷ lệ 1,2 đến 1,5% (tính trên củ tươi), được Bùi Đình Sang đặt tên là rotundin.
Năm 1944, Kondo (Nhật) đưa ra công thức khai triển của rotundin như sau với công thức thô là C13H19 (OCH3)3CH3N.
Tại Ấn Độ, năm 1950 và 1952, Qiaudry G. R và s Siđdiqui nghiên cứu và chiết từ củ cây Stephama glabra (Roxb.) Miers nhiều ancaloit và đặt tên là hyndarin C23H25O4N, stefarin C18H19O3N và xyckanin C38H4206N2 trong dó hyndarin chiếm thành phần chủ yêú (chừng 30% hyndarin. 15-18% stefarin và rất ít xycleanin).
Nghiên cứu cấu tạo hyndarin người la thấy rằng hyndarin thực ra cũng chỉ là một ancaloit đã biết có tên là tetrahydropanmatin.
Trước năm 1965, người ta vẫn cho rằng hyndarin và rotundin là hai ancaloit khác nhau vì chiết từ hai cây khác nhau, mọc tại hai nước khác nhau, Nhưng đến năm 1965, Viện nghiên cứu cây thuốc và cây có tinh dầu toàn liên bang Xô Viêt cũ (VILAR) có dịp so sánh hai cây, một di thực từ Ấn Độ, một di thực từ Việt Nam, thấy rằng hai cây chỉ là một loài nên đã kiểm tra lại tính chất của rotundin và đã xác định rotundin và hyndarin chỉ là một chất và có cấu tạo của tetrahydropanmatìn (Công tác dược khoa, 6-1965). Nhưng thực tế rotundin của Bùi Đình Sang là một hỗn hợp nhiều ancaloit trong đó chủ yếu là hyndarin.
Ngoài rotundin ra, năm 1964, tại Bộ môn dược liệu (Trường đại học dược khoa, Hà Nội) Ngô Vân Thu còn chiết từ củ bình vôi Việt Nam một ancaloit mới với tỷ lệ 1% và đặt tên là ancaloit A đã được xác định công thức sau đây:
Năm 1965 tại Liên Xô cũ, Phan Quốc Kính và cộng sự cũng chiết từ củ bình vôi mang từ Việt Nam sang một số ancaloit khác và đặt tên là ancaloit A, ancaloit C và D với tỷ lệ 0,08% mỗi thứ (Hoá học các hợp chất thiên nhiên, 6-1965).
D. Tác dụng dược lý
Tác dụng dược lý của rotundin đã được nghiên cứu trong nước ta (Revue médicochirurgicale franca Use d "Extreme-orient, 4-1944, 430-433), tại Liên Xô cũ (Dược lý học và độc chất học, 3- 1961), Rumani (1963) và Trung Quốc (Dược học thông báo, 1965). Sau đây là một số kết quả:
1. Rotundiĩi rất ít độc: Tiêm vào mạch máu một con thỏ với liều cao hơn 30mg/1kg thể trọng, con thỏ chỉ mệt 1-2 ngày, đồng tử bị liệt nhất thời rồi lại hết.
2. Tác dụng trấn kinh rõ rệt trên nhu động vị tràng. Trên mẩu ruột lấy riêng, nó gây hiện tượng giảm khẩn rõ rệt mà vẫn duy trì sự co bóp điều hoà và kéo dài. Có thể dùng chữa những trường hợp tăng nhu động và ống tiều hoá bị giật.
3. Tác dụng điều hoà đối với tim và bổ tim nhẹ.
4. Còn có các dụng điều hoà hô hấp có thể dùng chữa hen hay chữa nấc.
5. E. A. Trutêva (Liên Xô cũ, 1961) còn chứng minh tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp.
Đối với những ancaloit khác của củ bình vôi, chỉ có ancaloit A (tức là roemerin) do Ngô Vân Thu chiết, được Dương Hữu Lợi thí nghiệm duợc lý (Y học Việt Nam, 1-1966) và đã đi tới những kết luận sau đây:
1. Dung dịch ancaloit A có tác dụng gây tê niêm mạc và phong bế: Tính theo công thức G. Valette, dung dịch 0,5% có tác dụng gây tê niêm mạc tương đương với dung dịch 1,8% clohydrat cocain, theo thí nghiệm của Mak và Nelson, dung dịch ancaloit A 0,5% có tác dụng gây tê phong bế mạnh hơn dung dịch clohydrat cocain 1% và đung dịch novocain 3%.
2. Ancaloit A làm giảm biên độ và tần số co bóp của tim ếch cô lập, nhưng với liều mạnh hơn, tim ếch ngừng ở thời kỳ tâm trương. Điều này chứng tỏ dung dịch ancaloit A có ảnh hưởng trực tiếp trên tấm cơ và làm ngừng co bóp. Dung dịch ancaloit A có tác dụng đối lập với tác dụng gây tăng trương lực và nhu động co bóp ruột của dung dịch axetylcholin. Dung dịch ancaloit A có tác dụng an thần gây ngủ với liều lượng nhẹ nhưng với liều cao kích thích thần kinh hệ trung ương, gây co giật và chết. Ở điểm này, dung dịch ancaloit A hoàn toàn khác hẳn với dung dịch rotundin. Ngoài ra, ancaloit A có tác dụng giãn mạch hạ huyết áp, giảm cả huyết áp tối đa và tối thiểu.
3. Dung dịch ancaloit A có độc tính DL50:
0,125g/kg thể trọng chuột, như vậy liều độc tương đương với clohydrat cocain, đồng thời dung dịch ancaloit A cũng có những biếu hiện độc như co- cain (kích thích thần kinh hệ trung ương, biểu hiện co giật...).
Trên lâm sàng rotundin được áp dụng rộng rãi từ năm 1944 và trong suốt kháng chiến chống Pháp để điều trị có kết quả một số trường hợp đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng, lỵ amíp. Tác dụng rõ rệt nhất là ngủ và an thần.
E. Công dụng và liều dùng
Trong nhân dân củ bình vôi thái nhỏ, phơi khô được đùng dưới dạng sắc, ngâm rượu chữa hen, ho lao, lỵ, sốt, đau bụng, ngày uống 3 đến 6g. Có thể tán bột, ngâm rượu 40° với tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu, rồi uống với liều 5 đến 15ml rượu một ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống.
Rotundin clohydrat được dùng làm thuốc trấn kinh, trong các trường hợp mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau tim, đau dạ dày, hen. Ngày dùng 0,05g đến 0,10g dưới dạng thuốc bột, thuốc viên. Có thể chế thành dạng tiêm 0,05g rotundin clohydrat hay sunfat trong ống 5ml (vì muối rotundin ít tan trong nước).
Trẻ con dùng với liều lượng 0,02g đến 0,025g đối với trẻ 1-5 tuổi, 0,03g đến 0,05g đối với trẻ 10 tuổi.
Chú thích:
Trung Quốc dùng một cây mang tên thiên kim đằng Stephania japonica Miers cùng họ làm thuốc chữa đau bụng, lỵ, ho lao.
Trong rễ cây này có các ancaloit như stephanin C34H36O5N2, prostephanin C38H5708N4,epistephaninC19H2103N,pseudoepistephaninC19H2l03Nvàhomostephanolin.Tất cả đều có tinh thể.
Qua sự mô tả cây, cây này rất giống cây củ bình vôi của ta. Cần chú ý nghiên cứu so sánh đối chiếu.

Gs.ts. Đỗ Tất Lợi

(Theo dõi chi tiết thông tin trên trang Củ Bình Vôi)

Củ bình vôi chữa mất ngủ

Để ngủ ngon giấc, có thể sử dụng một số vị thuốc Nam dễ kiếm như dây lá lạc tiên, lá vông nem, nhân hạt táo, tâm sen ... Đặc biệt, có thể dùng củ bình vôi - một vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon và đã được nghiên cứu tương đối đầy đủ.
Củ bình vôi, còn gọi là “củ một”, “củ mối trôn”, “ngải tượng”, “tử nhiên”, “củ gà ấp”, “cà tom” (đồng bào Thổ); tên khoa học là Stephania rotunda Lour,  họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây củ bình vôi là một loại dây leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 20kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá.
Hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở đất thì củ nhỏ hơn, thường gọi là “củ gà ấp”.  Từ thân củ mọc lên những thân màu xanh, nhỏ, mềm. Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình tim hặc tròn, đường kính 8-9cm, cuống lá dài 5-8cm.
Củ bình vôi chữa mất ngủ

Hoa nhỏ mọc thành tán. Hoa đực cái khác gốc. Hoa cái có cuống tán ngắn, còn hoa đực có cuống tán dài. Quả chín hình cầu màu đỏ, tươi, trong chứa một hạt hình móng ngựa.
Cây bình vôi thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh  Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tây (cũ), Nam Hà, Ninh Bình, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng sơn, Thanh Hoá v.v...
Củ bình vôi có thể thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng phơi khô rồi ngâm rượu hay sắc uống. Không phải chế gì khác.
Kết qủa nghiên cứu cho thấy: Củ bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp; tác dụng rõ rệt nhất là gây ngủ và an thần.
Trong suốt kháng chiến chống thực dân Pháp, các thầy thuốc đã sử dụng củ bình vôi điều trị có kết quả một số trường hợp đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng, lỵ amíp ...
Trong dân gian, củ bình vôi thường được dùng dưới dạng sắc, ngâm rượu chữa mất ngủ,  ho, hen, kiết  lỵ, sốt, đau bụng...
Để tránh bị "say", tức ngộ độc, chỉ nên sử dụng với liều nhỏ: Người lớn ngày uống từ 3 đến 6g. Trẻ nhỏ dùng với liều lượng 0,02 - 0,025g đối với trẻ 1-5 tuổi; 0,03-0,05g đối với trẻ 5-10 tuổi.

Theo lương y Hoàng Huệ

Bình vôi

Chi Bình vôi hay chi Thiên kim đằng (danh pháp khoa học: Stephania, đồng nghĩa: Perichasma) là một chi thực vật có hoa trong họ Biển bức cát (Menispermaceae hay còn gọi là họ Tiết dê), có nguồn gốc ở miền đông và nam châu Á cũng như Australasia. Chúng là các loài cây thân thảo dạng dây leo, thường xanh, cao tới 4 m, với thân củ dạng gỗ phình to, trong dân gian gọi là củ. Các lá mọc thành vòng xoắn trên thân cây, hình khiên với cuống lá gắn gần trung tâm của lá. Hoa nhỏ, khác gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán kép. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ, chứa một hạt, hình móng ngựa, có gai. Tên gọi dân dã nhất trong tiếng Việt là bình vôi. Tuy nhiên, nhiều loài có các tên gọi địa phương đôi khi trùng nhau. PlantSystematics.org liệt kê 120 danh pháp cho chi này.
Bình vôi

Một loài là S. tetrandra thuộc về 50 vị thuốc cơ bản được sử dụng trong Đông y, nó được gọi với tên dược là phòng kỷ hay phấn phòng kỷ, tuy nhiên tên gọi phòng kỷ rất dễ gây nhầm lẫn, do nó còn được dùng để chỉ ít nhất là bốn loài khác nữa là mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus), mao phòng kỷ (Sinomenium acutum thứ cinerascens) (cùng họ Tiết dê), cũng như quảng phòng kỷ (Aristolochia fangchi) và quảng đông mộc phòng kỷ (Aristolochia westlandi) thuộc họ Mộc hương nam (Aristolochiaceae) trong bộ Hồ tiêu (Piperales) với nhiều tính chất dược học khác hẳn nhau.
Bình vôi
(Trang tin Củ Bình Vôi)